-
Chiếc xe nào dành cho giới trẻ?
-
Wheelsandmore giúp Ferrari GTC4Lusso T mạnh mẽ hơn cả phiên bản V12
-
Hyundai sẽ giới thiệu động cơ 4 xi-lanh 181 mã lực cho Tucson Sport mới
-
Toyota Việt Nam triệu hồi 24.000 xe tại Việt Nam vì lỗi túi khí
-
Những mẫu xe nhập từ ASEAN đáng chú ý được đưa về Việt Nam trong năm nay
-
Hyundai Accent 2018 bất ngờ ra mắt tại Việt Nam
-
Tìm hiểu "Bùa hộ mệnh" gọi khẩn cấp eCall trên xe Mercedes-Benz
-
Sedan hạng sang Kia K9 mới trình làng - sẵn sàng thách thức xe Đức
-
Hãi hùng cảnh thép cuộn bị bung cáp chằng trên xe công-ten-nơ
-
Mỗi năm chạy xe, chủ nhân Mercedes-Benz E250 lỗ hơn 300 triệu đồng
-
Honda CRV 2019 ĐỒNG NAI Giá 983TR Khuyến Mãi Sốc Tặng Phụ Kiện Hỗ Trợ Vay Tới 80% Gọi Ngay 0908.43.82.14
-
East Coast Defender và màn quay trở lại ấn tượng cùng hai bản độ đặc sắc từ Land Rover Defender
-
Chiêm ngưỡng mô hình Lego Toyota Camry
-
Posaidon tăng lực cho Mercedes-AMG A45 thế hệ trước
-
“Chất” như phụ nữ lái xe bán tải
-
Diện kiến "khủng long Mỹ" Lincoln Navigator 600 mã lực của Hennessey
-
Đề xuất sửa quy định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô
- Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ôtô vẫn chưa giảm
- Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt tăng, ô tô nhập khẩu đắt hơn cả trăm triệu
- Một số dòng ôtô sẽ bị áp thuế tiêu thụ đặc biệt cao
- Thuế tiêu thụ đặc biệt mới với ô tô: ‘Tăng trưởng’ hai chiều
- Nhiều loại ô tô có thể phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt lên đến 150%
- Đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô cá nhân: "Loạn" giá thị trường
- Đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt xe sang lên gấp đôi
Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt tăng, ô tô nhập khẩu đắt hơn cả trăm triệu
Trong dự thảo Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) sửa đổi vừa được Bộ Tài chính hoàn tất, giá tính thuế TTĐB đối với ô tô dưới 24 chỗ ngồi sẽ tăng rất mạnh vì được tính thêm cả phần chi phí bán hàng tại thị trường nội địa.
Hiện tại, giá tính thuế TTĐB đối với ô tô nhập khẩu là tổng mức giá nhập CIF cộng thuế nhập khẩu, đây là khoản tiền được thu ngay tại cửa nhập khẩu. Tuy vậy, theo đề án mới của Bộ Tài chính, giá tính thuế TTĐB cho xe ô tô nhập khẩu sẽ phải là giá bán tới người tiêu dùng (chưa tính VAT) tại các đại lý, cơ sở kinh doanh thương mại. Điều đó có nghĩa là mức giá tính thuế TTĐB sẽ là mức giá tại thị trường nội địa, bao gồm giá nhập khẩu, chi phí bán hàng, chi phí quảng cáo, chi phí xúc tiến thương mại, triết khấu cho các đại lý bán lẻ và lợi nhuận của đơn vị nhập khẩu.
Theo Bộ Tài chính, việc điều chỉnh giá tính thuế TTĐB như vậy sẽ đảm bảo công bằng trong việc tính thuế TTĐB đối với nhà nhập khẩu và đơn vị sản xuất trong nước đồng thời sẽ phù hợp hơn với bối cảnh thuế nhập khẩu ô tô về 0% theo các cam kết quốc tế.
Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ô tô nhập khẩu sẽ phải tính thêm thuế ở khâu bán hàng nội địa
Theo quy định hiện hành, giá tính thuế TTĐB đối với ô tô sản xuất trong nước là giá bán của cơ sở sản xuất. Giá bán này bao gồm giá thành sản xuất (vốn), chi phí bán hàng trong nước (phí đóng gói, phí quảng cáo, phí quản lý, vận chuyển…) và lãi của người nộp thuế. Như vậy, so với ô tô sản xuất trong nước thì ô tô nhập khẩu nguyên chiếc đang “hưởng lợi” phần chi phí bán hàng trong nước và lãi nhà nhập khẩu.
Quý III năm ngoái, Hiệp hội các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô Việt Nam (VAMA) đã kiến nghị về nội dung này vì cho rằng cách tính như trên là chưa công bằng. Tuy vậy, ngoài việc bổ sung thêm phần thu thuế TTĐB ở khâu nội địa đối với ô tô nhập khẩu thì những điều chỉnh của Bộ Tài Chính cũng sẽ khiến ngay các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước cũng bị thiệt hại.
Cụ thể, mức giá tính thuế TTĐB đối với ô tô sản xuất trong nước sẽ là giá bán tại các cơ sở hạch toán trực tiếp bán ra sản phẩm. Như vậy, nếu ô tô được bán thông qua hệ thống đại lý theo giá do nhà máy giao (đã bao gồm hoa hồng cho đại lý) thì giá tính thuế TTĐB sẽ là mức giá này (chưa có hoa hồng). Trong khi đó, nếu ô tô sản xuất trong nước bán qua các cơ sở thương mại thông thường thì giá tính thuế TTĐB sẽ là giá của nhà máy sản xuất nhưng không thấp hơn 5% mức giá bán cao nhất của các cơ sở thương mại (chưa có VAT).
Tháng 11/2014, Quốc hội đã thông qua việc thuế TTĐB đối với các mặt hàng ô tô sẽ không có gì thay đổi. Tuy vậy, trong luật thuế TTĐB sửa đổi có điều khoản giao Chính phủ quy định chi tiết giá tính thuế TTĐB nên Bộ Tài chính cho rằng việc sửa giá tính thuế TTĐB thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
Bộ Tài chính cũng cho biết, bộ đã nhận được nhiều ý kiến từ đại diện các nhà nhập khẩu xe ô tô chính hãng tại Việt Nam như Audi, Volkswagen, BMW, Porsche, Renault, Subaru cho rằng nên giữ nguyên phương án tính thuế TTĐB như hiện nay nhưng giữa ý kiến của các nhà nhập khẩu và các nhà sản xuất, lắp ráp trong nước thì Bộ Tài Chính đã nghiêng về hướng bảo hộ sản xuất trong nước.
Theo tính toán của một doanh nghiệp nhập khẩu, nếu đề xuất của Bộ Tài chính được thông qua, giá xe ô tô nhập khẩu nguyên chiếc sẽ tăng từ 5 – 10%. Đơn vị này lấy ví dụ đối với một chiếc xe nhập khẩu có giá khai báo (CIF) là 33.000 USD, nếu theo giá tính thuế TTĐB như hiện nay thì doanh nghiệp sẽ phải nộp thuế nhập khẩu, thuế TTĐB (tính trên giá CIF và thuế giá trị gia tăng) và giá của chiếc xe sẽ vào khoảng 100.000 USD (chưa bao gồm phí vận chuyển, bán hàng, lợi nhuận…). Trong khi đó, nếu theo phương án tính giá tính thuế TTĐB mới thì ước tính thuế TTĐB đối với chiếc xe trên sẽ tăng thêm 10.000 USD. Mức tăng này sẽ đẩy giá bán sản phẩm tăng thêm từ 5-10% tùy xe. |
Nguồn: Autodaily.vn
-
Lựa chọn bảo hiểm ô tô không thể bỏ qua dịch vụ và thời gian bồi thường
-
Ô tô ngoại tỉnh đăng ký biển Hà Nội giảm 20 triệu đồng tiền phí
-
Phí cấp đăng ký ô tô sẽ thay đổi từ ngày 6/6
-
Bảo hiểm sẽ thanh toán những thiệt hại của ô tô do siêu giông gây ra
-
6 loại dịch vụ quan trọng khi chọn bảo hiểm xe ô tô
-
Một số lưu ý trước khi chọn mua bảo hiểm ô tô
-
“Giấc mơ” mua ô tô giá rẻ của dân Việt còn rất xa vời
-
Thuế nhập khẩu ô tô về 0%, người Việt chưa chắc mua được xe giá rẻ
-
Việt Nam phải mua xe sang với giá cao gấp 3 Mỹ
-
Gợi ý những chiếc xe cũ từ 170 triệu phù hợp cho gia đình tại Mỹ
-
Đến bao giờ người Việt mới được mua ô tô giá rẻ?
-
Top 10 SUV “đỉnh cao” dành cho các đại gia