-
Chiếc xe nào dành cho giới trẻ?
-
Wheelsandmore giúp Ferrari GTC4Lusso T mạnh mẽ hơn cả phiên bản V12
-
Hyundai sẽ giới thiệu động cơ 4 xi-lanh 181 mã lực cho Tucson Sport mới
-
Toyota Việt Nam triệu hồi 24.000 xe tại Việt Nam vì lỗi túi khí
-
Những mẫu xe nhập từ ASEAN đáng chú ý được đưa về Việt Nam trong năm nay
-
Hyundai Accent 2018 bất ngờ ra mắt tại Việt Nam
-
Tìm hiểu "Bùa hộ mệnh" gọi khẩn cấp eCall trên xe Mercedes-Benz
-
Sedan hạng sang Kia K9 mới trình làng - sẵn sàng thách thức xe Đức
-
Hãi hùng cảnh thép cuộn bị bung cáp chằng trên xe công-ten-nơ
-
Mỗi năm chạy xe, chủ nhân Mercedes-Benz E250 lỗ hơn 300 triệu đồng
-
Honda CRV 2019 ĐỒNG NAI Giá 983TR Khuyến Mãi Sốc Tặng Phụ Kiện Hỗ Trợ Vay Tới 80% Gọi Ngay 0908.43.82.14
-
East Coast Defender và màn quay trở lại ấn tượng cùng hai bản độ đặc sắc từ Land Rover Defender
-
Chiêm ngưỡng mô hình Lego Toyota Camry
-
Posaidon tăng lực cho Mercedes-AMG A45 thế hệ trước
-
“Chất” như phụ nữ lái xe bán tải
-
Diện kiến "khủng long Mỹ" Lincoln Navigator 600 mã lực của Hennessey
-
Kinh nghiệm mua xe ô tô cho người trẻ tuổi
- Kinh nghiệm mua ô tô cũ giá tốt, chất lượng tốt
- Kinh nghiệm mua ô tô: Đừng quên mặc cả
- Kinh nghiệm mua bảo hiểm tự nguyện cho xe hơi
- Kinh nghiệm bảo dưỡng hộp số tự động cho xe hơi
- Kinh nghiệm mua xe: Các vấn đề cần lưu tâm khi mua xe cũ
- Những lưu ý khi mua bảo hiểm ô tô
- Bí quyết tiết kiệm phí bảo hiểm ô tô cho tài xế trẻ
Kinh nghiệm mua bảo hiểm tự nguyện cho xe hơi
Trên thị trường bảo hiểm ô tô hiện nay có 4 hình thức bảo hiểm mà khách hàng khi mua xe có thể tham gia tại hầu hết các công ty bảo hiểm gồm. Trong đó có một loại bảo hiểm bắt buộc và ba loại bảo hiểm tự nguyện:
- Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba (Bắt buộc)
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hàng hóa vận chuyển trên xe (Tự nguyện)
- Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới (Tự nguyện)
- Bảo hiểm người ngồi trên xe và tai nạn lái phụ xe (Tự nguyện)
Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 là loại hình mà bất cứ người sở hữu xe ô tô nào ở Việt Nam cũng phải tham gia. Điều này được Nhà nước quy định rõ ràng nhằm đảm bảo quyền lợi cho bên thứ ba nếu chẳng may chủ xe, lái xe gây thiệt hại cho họ. Loại bảo hiểm này không chỉ áp dụng với ô tô mà còn được áp dụng ngay cả với xe máy – những phương tiện tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn theo đánh giá của cơ quan chức năng.
3 loại hình bảo hiểm còn lại hoàn toàn do khách hàng tự nguyện quyết định có mua hay không. Trong 3 loại bảo hiểm tự nguyện này, bảo hiểm vật chất (thân vỏ) là dịch vụ phổ biến nhất được 70% các chủ xe tại Việt Nam lựa chọn. Theo đó, công ty bảo hiểm sẽ có trách nhiệm bồi thường những thiệt hại vật chất xe gây ra do những tai nạn bất ngờ, ngoài sự kiểm soát của chủ xe, lái xe trong các trường hợp đâm va, lật đổ, hỏa hoạn, cháy nổ, những tai nạn bất khả kháng do thiên nhiên (bão, lũ lụt, sụt lở, sét đánh, động đất, mưa đá, mất toàn bộ xe).
Việc mua bảo hiểm tự nguyện sẽ giúp bạn giảm chi phí sửa chữa xe khi chẳng may xảy ra tai nạn
Khi tham gia bảo hiểm tự nguyện, bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng các điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng giữa chủ xe và công ty bảo hiểm. Đã có rất nhiều trường hợp vì bỏ qua bước này đã dẫn đến những tranh cãi và kiện tụng không đáng có.
Do đó, để tránh những sơ xuất có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của bạn về sau thì trước khi mua bảo hiểm, bạn cần nghiên cứu kỹ các hạng mục trong hợp đồng và cân nhắc các khoản bảo hiểm mở rộng. Bên cạnh đó, bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng về giá cả và độ uy tín của công ty bảo hiểm để lựa chọn được mức bảo hiểm phù hợp nhất. Trước khi đặt bút ký hợp đồng, cần cân nhắc và đọc kỹ mọi điều khoản. Nếu có bất cứ điều khoản nào mà bạn cảm thấy không thoải đáng thì bạn nên tìm hiểu loại hình dịch vụ khác. Khi xảy ra sự cố, giữ nguyên hiện trường và liên lạc ngay với công ty bảo hiểm để giải quyết. Bạn cũng nên chọn những công ty bảo hiểm liên kết với garage uy tín và thuận tiện cho việc đi lại, sửa chữa…
Các trường hợp thường không được thanh toán bảo hiểm:
- Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe, lái xe hoặc của người bị thiệt hại.
- Lái xe gây tai nạn, cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe, lái xe cơ giới.
- Lái xe không có giấy phép lái xe hợp lệ.
- Thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp như: giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại.
- Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn.
- Chiến tranh, khủng bố, động đất.
- Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng, bạc, đá quý, tiền, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm...
Nguồn: danhgiaxe.com
-
Kinh nghiệm lái xe ô tô an toàn: Xử lý khi ôtô mất trợ lực lái
-
Kinh nghiệm làm gia tăng giá trị bán lại của xe ô tô
-
6 tuyệt chiêu tiết kiệm nhiên liệu cho xe hơi
-
5 bước bảo dưỡng ô tô quan trọng không thể bỏ qua
-
Kinh nghiệm sử dụng gương chiếu hậu đúng cách
-
Cách kiểm tra tuổi thọ của lốp ô tô thông qua hoa lốp