Ý nghĩa của 7 loại đèn cảnh báo trên xe hơi

Xe hơi ngày càng được trang bị nhiều công nghệ cao để hỗ trợ tài xế điều khiển xe dễ dàng hơn. Tuy nhiên, kèm theo đó cũng là một loạt những tiện ích được hiển thị trên bảng điều khiển đòi hỏi tài xế phải chú ý, nhận biết tình trạng từng bộ phận của xế yêu.

Tài xế cần nắm được ý nghĩa của các loại đèn cảnh báo để đưa quyết định đưa “xế” đi kiểm tra ngay lập tức hay có thể trì hoãn thêm một hai ngày.

1.Đèn cảnh báo áp suất lốp

Đèn sẽ hiện sáng để cảnh báo lốp xe non và cần được bơm. Lúc này, bạn có thể tiếp tục lái xe đến khi tìm thấy 1 garage thuận tiện hoặc một nơi có dịch vụ bơm lốp.

7 loại đèn cảnh báo trên xe hơi

2.Đèn cảnh báo phanh

Đèn cảnh báo phanh được thiết lập với mức nhạy cao để có thể sáng khi má phanh mòn hoặc dầu phanh cần được thay. Xe có thể đi tiếp trong khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, bạn nên đưa xe đi kiểm tra sớm, ngay khi có thể, để kiểm tra và thay phanh nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh.

7 loại đèn cảnh báo trên xe hơi 2

 

3.Đèn báo túi khí

Thông thường, đèn cảnh báo túi khí không liên quan đến hoạt động của xe. Nếu đèn này sáng nghĩa là 1 trong 2 trường hợp sau có thể xảy ra: túi khí không thể bật ra khi cần (lúc có tai nạn) hoặc túi khí bị bật tung ngay cả khi chẳng có va chạm gì. Lúc này, việc đưa xe đi kiểm tra hệ thống túi khí không cần khẩn cấp, ngay lập tức. Nhưng, để đảm bảo an toàn khi cần túi khí thì bạn nên đi kiểm tra sớm và cũng để tránh việc bất thình lình túi khí bật ra gây nguy hiểm, nhất là khi có trẻ nhỏ trên xe.

 

 

7 loại đèn cảnh báo trên xe hơi 3

 

4.Đèn báo vô-lăng

Nếu đèn này sáng nghĩa là lái xe cần đưa xe đi kiểm tra ngay lập tức. Bởi khi tay lái gặp trục trặc, tài xế sẽ gặp khó khăn khi chuyển hướng xe, đặc biệt là khi xe đang chạy trên đường. Vấn đề này thực sự tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn cao. Bạn nên đưa xe đến gara càng sớm càng tốt.

5.Đèn cảnh báo động cơ

Khi xuất hiện đèn cảnh báo động cơ thì bạn không được phép lờ đi. Hãy mang xe đi kiểm tra ở nơi uy tín ngay lập tức. Trong trường hợp này, bạn không nên lái xe mà hãy nhờ nơi sửa chữa đến mang xe đi hoặc dùng dịch vụ sửa chữa tại nhà. Nếu đèn cảnh báo này nhấp nháy khi xe đang chạy thì bạn nên dừng lại và gọi cho dịch vụ cứu hộ xe.

7 loại đèn cảnh báo trên xe hơi 5

 

6.Đèn báo dầu

Dầu xe giúp hệ thống động cơ và hệ thống truyền động vận hành trơn tru. Ngoài ra, nó còn góp phần bảo vệ các bộ phận của xe và giảm thiểu hao mòn. Bạn nên mang theo dầu xe mọi lúc, mọi nơi để có thể tiếp dầu khi đèn báo. Nếu đèn vẫn nhấp nháy trên bảng điều khiển kể cả khi bạn đã thay dầu thì hãy để xe đó và tìm sự giúp đỡ. Gọi cho dịch vụ cứu hộ để họ đến mang xe về gara.

7 loại đèn cảnh báo trên xe hơi

 

7.Đèn báo nước làm mát

Vấn đề không quá nghiêm trọng khi đèn báo nước làm mát nhấp nháy. Tuy nhiên, bạn nên bổ sung nước làm mát càng sớm càng tốtCác cảm biến trên xe không chỉ để gắn vào đèn báo mà còn có khả năng lưu lại những thông tin liên quan đến tình trạng mà động cơ hoặc các thiết bị trong xe đang gặp phải. Điều này sẽ giúp ích cho đơn vị sửa chữa. Bởi vì, căn cứ vào hệ thống cảm biến, thợ sửa chữa sẽ dễ dàng phát hiện ra vấn đề của xe.

7 loại đèn cảnh báo trên xe hơi 7

 

Tuy nhiên, bản thân đèn cảnh báo cũng có lúc gặp trục trặc. Vì vậy, hãy thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng xe để đề phòng những vấn đề có thể gặp phải thay vì cứ chờ đèn cảnh báo mới chịu đưa xe đi kiểm tra. Hiện nay, dịch vụ cứu hộ cũng đã phổ biển và hỗ trợ cho lái xe trên mọi nẻo đường. Mỗi lái xe nên lưu sẵn số điện thoại liên lạc của một dịch vụ cứu hộ hoặc trung tâm sửa chữa, bảo dưỡng tin cậy để sử dụng khi cần.

Nguồn: LT lược dịch

Xem thêm